Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những giá trị thiết yếu nhằm giúp học sinh thích nghi với những thay đổi của môi trường tự nhiên hay xã hội để rèn luyện ý thức cảnh giác, bảo vệ bản thân.

Nhà trường gợi ý một số tình huống nguy hiểm trẻ thường gặp phải và các kỹ năng ứng phó như nói “không” với cám dỗ, biết quyết tình huống khi đi lạc, bị bắt cóc, lạm dụng… mà phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ có thể thực hành trong cuộc sống nhằm trang bị cho các bé những kỹ năng sống cần thiết.

"Luôn nắm tay hoặc theo sát thầy cô hay ba mẹ khi đi vào nơi đông người" Vì bản tính hiếu động và tò mò, nên trẻ rất dễ bị lạc khi đi cùng cha mẹ hoặc người thân đến những nơi đông người như chợ, siêu thị, công viên, trung tâm giải trí... Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ một số cách phòng tránh và ứng phó khi bị lạc như sau:

Cách phòng tránh bị lạc

Nên

  • Ghi nhớ số điện thoại di động của ba, mẹ và ít nhất một số điện thoại cố định của người thân thường gọi hằng ngày (ông bà nội, ngoại, cô dì…)
  • Luôn nắm tay ba mẹ khi đi vào nơi đông người
  • Thỏa thuận trước địa điểm đứng đợi nếu bị lạc
  • Biết những người bạn hoặc đồng nghiệp thân quen của ba mẹ để tránh bị dụ dỗ.

Không nên

  • Tò mò, say sưa ngắm cảnh
  • Tự ý tách khỏi cha mẹ

Ứng phó khi bị lạc

  • Khóc hoặc la to gây sự chú ý
  • Ðứng yên tại chỗ chờ ba mẹ quay lại đón
  • Đến các trạm bảo vệ, nhân viên trật tự,quày thu ngân, công an… (những người có mặc đồng phục) nhờ giúp đỡ (gọi điện thoại về nhà hoặc cho bố mẹ, phóng loa…)